6 KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG

Kỹ thuật đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng

Làm sao để biết được một người có đang bị suy dinh dưỡng hay không? Đôi khi, những bạn nhỏ trông mũm mĩm, bụ bẫm lại đang mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu không được phát hiện kịp thời, sẽ gây ra nhiều hệ luỵ khó lường. Cùng Phòng đào tạo quản lý y tế YCME tìm hiểu về: Các kỹ thuật đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng.

Kỹ thuật đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng
Kỹ thuật đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng

 

Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu của con người để nuôi cơ thể và đảm bảo các hoạt động sống. Các chất dinh dưỡng được cung cấp thông qua ăn uống giúp con người tồn tại và phát triển. Đối với một số bệnh mạn tính, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò mật thiết trong việc tiên lượng điều trị bệnh.

Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe mà còn gia tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể về sau. Dinh dưỡng điều trị là một phần không thể thiếu trong một chu trình điều trị bệnh. Bởi việc ăn điều trị có tác động cụ thể đến nguyên nhân gây bệnh, cơ chế điều hòa, khả năng phản ứng và bảo vệ cơ thể.

Trước hết, Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là việc xác định chi tiết, đặc hiệu và toàn diện tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân. Việc đánh giá này được thực hiện bởi các cán bộ được đào tạo về dinh dưỡng như cán bộ y tế, dinh dưỡng tiết chế, điều dưỡng. Đánh giá TTDD là cơ sở cho hoạt động tiết chế dinh dưỡng. Quá trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng giúp xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng và cũng là cơ sở cho việc theo dõi các can thiệp về dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Đánh giá TTDD bệnh nhân giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh trong quá trình điều trị, tiên lượng bệnh tật cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng. Không có một giá trị riêng biệt nào của các kĩ thuật đánh giá TTDU có ý nghĩa chính xác cho từng bệnh nhân, nhưng khi thực hỉện nó giúp cho các bác sĩ lâm sàng chú ý hơn đến tình trạng bệnh nhân, giúp gợi ý để chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết.

Việc phát hiện sớm tình trạng thiếu dỉnh dưỡng giúp xây dựng chiến lược hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời thì hiệu quả sẽ tốt hơn là khi để bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng quá nặng mới can thiệp.

– Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân phải được thực hiện một cách có hệ thống bao gồm các nội dung:

– Tiền sử: dinh dưỡng, chế độ ăn, tiền sử về quá trình điều trị. 8

– Tìm hiểu về khẩu phần đình dưỡng, thói quen ăn uống.
– Đo các chỉ số nhân trắc, đánh gỉá tình trạng dự trữ năng lượng của cơ thể;
– Thăm khám lâm sàng để phát hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng.
– Các chỉ số về sinh hóa, huyết học, chẩn đoán hình ảnh, thực hiện các đánh giá chức năng.

Kỹ thuật đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng thường được biết tới với 5 kỹ thuật sau:

a. Kỹ thuật đánh giá khẩu phần:

Kỹ thuật này cần thông tin chi tiết và chính xác về tiêu thụ lương thực, thực phẩm, bởi nó là tiêu chí quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Tiền sử dinh dưỡng, chế độ ăn cần đánh giá cụ thể về loại thực phẩm và số lượng từng loại để từ đó tính toán được năng lượng, cơ cấu các chất sinh năng lượng nhất là protein, các vitamin và chất khoáng tiêu thụ.

Kết quả này cũng dùng để dự đoán tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân có cải thiện hay xấu đi so với nhu cầu được ước tính. Có nhiều phương pháp đánh giá khẩu phần như hỏi thói quen tiêu thụ thực phẩm, hỏi ghi 24h, nhật ký khẩu phần, bảng kê khẩu phần. Phương pháp đánh giá khẩu phần 24h giúp tính toán được lượng thực phẩm tiêu thụ hiện tại còn tiền sử ăn uống giúp đánh giá cách thức, thói quen tiêu thụ thực phẩm, những thay đổi về khẩu phần ăn.

kĩ thuật đánh giá khẩu phần ăn
Kĩ thuật đánh giá khẩu phần ăn

b. Kỹ thuật nhân trắc:

Kỹ thuật này đánh giá các thay đổi về giải phẫu học có liên quan đến thay đổi về tình trạng dinh dưỡng. Các thông số thường dùng để đánh giá là cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể, vòng cánh tay, vòng bụng, vòng mông, độ dày lóp mỡ dưới da (đo ở 4 vị trí: nếp gấp da vùng cơ tam đầu, nhị đầu, dưới xương bả vai và xương mào chậu)

Cân nặng là thông số được sử dụng thường xuyên nhất trong thực hành lâm sàng. Các thay đổi ngắn hạn phản ánh sự cân bằng dịch. Các thay đổi dài hạn phản ánh sự thay đổi toàn bộ trong khối mô nhưng không cung cấp được thông tin về sự thay đổi thành phần cấu tạo các mô.

Một sự giảm cân không chủ ý trong vòng 3-6 tháng qua là một chỉ số có giả trị cho tình trạng thiếu dinh dưỡng với mức độ nhẹ nếu giảm < 5% trọng lượng cơ thể vả mức độ nặng nếu giảm từ 10-15%. Ngay cả trường hợp bệnh nhân có chỉ số BMI bình thường, thậm chí là béo phì nhưng có giảm cân không chủ ý vẫn có thể bị coi là suy dinh dưỡng.

Đổi với một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, không thể xác định được cân nặng, người ta có thể sử dụng công thức ước tính gián tiếp thông qua một số chỉ số như: Tuổi, giới tính, vòng cánh tay, vòng đùi, vòng bụng, chiều dài cẳng chân…

Chỉ số BMI được tính dựa vào cân nặng và chiều cao (kg/m2)
BMI – cân nặng (kg)/(chiều cao (m) X chiều cao (m)).
Các ngưỡng sau đây được sử dụng để phân loại dựa vào chỉ sổ BMI (WHO 1998): Bình thường: 18.5 – 24.9

Suy dinh dưỡng: <18.5
Suy dinh dưỡng nhẹ: 17.0 – 18.4
Suy dinh dưỡng trung bình: 16.0 – 16.9 Suy dinh dưỡng nặng: <16
Thừa cân: 25.0-29.9
Béo phì độ 1:30.0-34.9
Béo phì độ 2: 35.0-39.99
Béo phì độ 3: >40.0

BMI - Body mass index
BMI – Body mass index

c. Kỹ thuật thăm khám lâm sàng:

Kỹ thuật Thăm khám thực thể giúp phát hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng, các dấu hiệu dạ dày ruột liên quan đến chuyển hóa, hấp thu, đánh giá tình trạng mất nước, phù, đánh giá khả năng vận động liên quan đến giảm vận động do mất khối cơ, đánh giá các yếu tố tâm sinh lý, đánh giá tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

d. Kỹ thuật Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học:

Protein tổng số, protein gan retinol, Albumin, Prealbumin (hiện nay gọi là transthyretin), transferrin: đây là một chỉ số tiên lượng tốt liên quan tới đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân; Nồng độ các protein này trong huyết tương trở về bình thường song song với hiệu quả của việc hỗ trợ dinh dưỡng. Tuy nhiên, albumin có chu kỳ bán hủy 20 ngày nên các tác động chuyển hóa lên nồng độ albumin cần thời gian khá lâu nên thông số này không phù hợp để theo dõi hiệu qủa dinh dưỡng.

Vì vậy người ta thường dùng prealbumin để đánh giá hiệu qua dinh dưỡng điều trị do preal bumin có thời gian bán hủy ngắn (2 ngày) và nhạy cảm hơn với lượng thực phẩm đưa vào. Nhưng preal bumin không phải là phép đo tốt cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể. . .

Creatinin bài tiết trong nước tiểu phản ánh khối cơ. Chỉ sổ này thấp ở những bệnh nhân bị mất dịch. Người ta có thể dùng chỉ số creatinin so với chiều cao để đánh gỉá tình trạng mất dịch và thể hiện khối cơ bị mất

Các xét nghiệm khác: các xét nghiệm như điện giải đồ, ure, hemoglobin, sắt, kẽm huyết thanh, protein C-Reactive để đánh giá gián tiếp các dấu hiệu liên quan tới tình trạng dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa, hấp thu, chuyển hóa và tình trạng viêm cấp tính mạn tính. Chỉ số ure là một thông số hữu ích thể hiện quá trình dị hóa tổng protein, khi bệnh nhân bị đói, tốc độ quay vòng của protein thấp và được đặc trưng bằng nồng độ ure huyết thấp nếu bệnh nhân được bù nước tốt.

Kỹ thuật Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học
Kỹ thuật Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học

e. Các test đánh giá chức năng

Các test đánh giá chức năng hiện đại như đánh giá chức năng cơ xương, hô hấp, miễn dịch giúp đánh giá gián tiếp tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Sự biến đối sức cơ có liên quan chặt chẽ tới tổng số protein trong cơ thể. Sức cơ, nhất là cơ hô hấp giảm mạnh khi cơ thể mất khoảng 20% protein cơ thể.

Còn khi bệnh nhân suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng trầm trọng sẽ liên quan đến giảm đáng kể tính miễn dịch tế bào với thuốc, chức năng thực bào, hệ thống bổ thể, kháng thể và hình thành Cytokine. Khi cơ thể thiếu một số vi chất như kẽm, selen, sắt, vitamin A, C, E, B6 cũng làm giảm đáp ứng miễn dịch.

f, Kỹ thuật đánh giá SGA:

Hỏi bệnh sử: hỏi và quan sát bệnh nhân để thu thập các số liệu: thay đổi cân nặng, thói quen ăn uống, triệu chứng đường tiêu hóa, khả năng sinh hoạt, bệnh lý và nhu cầu dinh dưỡng liên quan.

Thay đổi cân nặng: tình trạng mất cân trong 6 tháng trước đây: % cân nặng bị mất (<5%, 5- 10%, > 10%), hỏi bệnh nhân để biết được cân nặng hiện tại và cân nặng trước đó từ đó tính được % sụt cân. Bệnh nhân có thay đổi cân nặng trong 2 tuần trước: Không thay đổi, tăng cân, giảm cân.

Thói quen ăn uống: không thay đổi loại thức ăn; thay đổi loại thức ăn: thức ăn sệt, chế độ ăn lỏng hoàn toàn, dung dịch lỏng ít năng lượng, nhịn đói. Thói quen này thay đổi trong bao nhiêu tuần.

Triệu chứng đường tiêu hóa: (xuất hiện liên tục trên hai tuần mới có ý nghĩa): không có, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, biếng ăn.

Khả năng sinh hoạt: quan sát bệnh nhân để ghi nhân bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, hạn chế sinh hoạt, đi lại yếu hoặc phải ngồi xe lăn, nằm trên giường hoàn toàn. Ghi nhận thay đổi khả. năng sinh hoạt trong bao nhiêu tuần.

Bệnh lý và nhu cầu dinh dưỡng liên quan: bệnh lý chính là gì; đánh giá nhu cầu chuyển hóa (stress) dựa vào bệnh lý của bệnh nhân: không stress, stress nhẹ, stress vừa, stress nặng.

Thăm khám lâm sàng: chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan trên lâm sàng để đánh giá theo 4 mức điểm từ 0-3 (0: bình thường, 1: nhẹ, 2: vừa, 3: nặng) với các tiêu chí mất mỡ dưới da (đánh giá ở vùng cơ tam đầu, ngực), teo cơ (đánh giá ở vùng cơ delta, cơ tử đầu, phù, cổ trương).

Ngoài các kỹ thuật này, còn có các công cụ sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng:

a, Công cụ tầm soát nguy cơ suy dinh dưỡng NRS – 2002

Nguy cơ dinh dưỡng là một tình trạng dinh dưỡng hiện tại và nguy cơ suy giảm tình trạng hiện tại do sự tăng nhu cầu gây ra bởi các stress chuyển hóa của tình trạng lâm sàng. Phương pháp tầm soát nguy cơ dinh dưỡng NRS 2002 dựa vào các tiêu chí: tình trạng sụt cân, tình trạng ăn uống, BMI, bệnh nặng kèm theo.

Đánh giá tình trạng sụt cân và đo BMI: hỏi bệnh nhân cân nặng trước đó và thời điểm giảm cân (gần đây nhất). Sau đó cân, đo chiều cao bệnh nhân để xác định cân hiện tại và chỉ số BMI. Tính % sụt cân = (cân nặng trước đó (cân nặng trước khi bị sụt cân) – cân nặng hiện tại)/cân nặng trước đó).

Đánh giá tình trạng ăn uống: ghi nhận tình trạng ăn uống hằng ngày của bệnh nhân theo các mức hoàn toàn không ăn uống gì, ăn bằng 25%, 50%, 75% so với thường ngày hay chỉ ăn cháo, súp, nước năng lượng thấp ví dụ như nước trắng, nước trà, cháo trắng, nước cháo, súp lỏng chỉ hầm nguyên liệu lấy nước uống.

Bệnh nặng kèm theo: được tính theo 3 mức điểm:

Tính 1 điểm nếu bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, nhập viện do các biến chứng như gãy xương đùi, xơ gan có biển chứng, đựt cấp COPD, lọc thân định kỳ, đái tháo đường, ung thư,… Trong hầu hểt các trường hợp nhu cầu chất đạm tăng nhưng vẫn có thể cung cấp đủ bằng đường miệng qua chế độ ăn hay dinh dương bổ sung.

Tính 2 điểm nếu bệnh nhân liệt giường do bệnh, do hậu phẫu đại phẫu vùng bụng, tai biến mạch máu não, viêm phổi nặng, bệnh máu ác tính. Nhu cầu chất đạm thực sự tăng lên, trong nhiều trường hợp cần nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Tính 3 điểm nếu bệnh nhân thuộc khoa săn sóc đặc bĩệt với sự hỗ trợ máy thở oxy, chấn thương đầu, ghép tủy,… Nhu cầu chất đạm tăng lên và không thể bù ngay cả bằng đường tĩnh mạch.

Khi điểm NRS > 3: bệnh nhân có nguy cơ về dinh dưỡng, cần bắt đầu kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng. Nếu điểm NRS < 3: tầm soát bệnh nhân lại hằng tuần. Nếu bệnh nhân được lên chương trình mổ đại phẫu cần lập chương trình chăm sóc dinh dưỡng nhằm tránh nguy cơ liên quan.

Kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng được chỉ định đối với tất cả bệnh nhân sau: suy dinh dưỡng trầm trọng (3 điểm) hoặc bệnh nặng (3 điểm) hoặc suy dính dưỡng mức độ vừa kèm bệnh nhẹ (2 điểm + 1 điểm) hoặc suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và bệnh mức độ trung bình (1 điểm + 2 điểm).

Nắm vững kỹ thuật, công cụ đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng là kỹ năng thiết yếu cho bất kỳ cán bộ y tế nào muốn góp phần  điều trị hiệu quả tình trạng này. Tham gia khóa học sau Dinh dưỡng lâm sàng là con đường hiệu quả nhất để trang bị kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành cần thiết cho việc đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng một cách chính xác và toàn diện.

Khoá học cung cấp, cập nhật kiến thức và kỹ năng thực hành về dinh dưỡng, tiết chế chế một số bệnh lý mãn tính có liến quan đến dinh dưỡng, tổ chức hoạt động dinh dưỡng tiết chế đáp ứng các tiêu chí chất lượng bệnh viện. Ngoài ra khoá học giúp bạn thực hiện được việc xây dựng chế độ tiết chế dinh dưỡng trong điều trị đối với bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, bệnh thận mạn tính và ung thư.

Lựa chọn được các thực phẩm phù hợp, an toàn và đảm bảo theo chu kỳ của thực đơn. Nhận thức được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện.

Chat Zalo

0862 016 106